Sáng Tạo Mới
Advertisement
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Lao động – Sáng Tạo
  • Khoa học – Công nghệ
  • Nhân vật
  • Thương hiệu
  • Văn Hóa – Xã Hội
Không có kết quả
Hiện thị tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Lao động – Sáng Tạo
  • Khoa học – Công nghệ
  • Nhân vật
  • Thương hiệu
  • Văn Hóa – Xã Hội
Sáng Tạo Mới
Không có kết quả
Hiện thị tất cả kết quả
Trang chủ Khoa học - Công nghệ

Sử dụng vi lượng đất hiếm trong chăn nuôi cá

28/10/2021
tại Khoa học - Công nghệ
0
Share on FacebookShare on Twitter

LĐST – Vi lượng đất hiếm có tác dụng như kháng sinh nhưng không để lại dư lượng trong vật nuôi, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã thử nghiệm thành công mô hình chăn nuôi sử dụng đất hiếm.

Mô hình nuôi cá trắm cỏ được các nhà khoa học của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Atomfeed Việt Nam triển khai từ tháng 12/2020 tại xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Nhóm nghiên cứu đã chọn thời điểm mùa đông khi thời tiết khắc nghiệt nhất thả cá để đưa ra đánh giá tác dụng của vi lượng đất hiếm. Trên diện tích 3.100 m2, có 7.664 con cá giống, trọng lượng cá khoảng 350-420g/con thả nuôi thử nghiệm. Mật độ nuôi này cao gấp ba lần bình thường và trọng lượng cá giống nhỏ hơn ba lần. Sau gần 10 tháng, sản lượng cá khi đến vụ là khoảng 20 tấn.

231-616942964dea2

Vi lượng đất hiếm mang lại hiệu quả cao, giá trị dinh dưỡng vật nuôi tốt

Ở điều kiện nhiệt độ thấp, bình thường người nuôi sẽ không thả cá giống vì tỷ lệ chết rất cao. Tuy nhiên ở ao thử nghiệm cá vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. Với trên 7.000 cá giống, tỷ lệ chết chỉ 20-30 con (tỷ lệ cá chết thông thường bởi các điều kiện tự nhiên như nóng quá, lạnh quá, thay đổi thời tiết bất chợt… là 5-7%).

Theo nhóm nghiên cứu, trước khi thả cá giống, vi lượng đất hiếm được đưa vào xử lý môi trường nước để không còn tạp chất có hại. Sau đó vi lượng cũng được trộn vào thức ăn giúp cá ăn ít hơn nhưng giá trị dinh dưỡng cao hơn. Cứ một kg cá cho 2,1-2,2 kg thức ăn, trong khi thức ăn thông thường cần đến 2,8 kg thức ăn/kg cá.

Ở vật nuôi, trong thức ăn có các vi lượng đất hiếm sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, có tác dụng như kháng sinh, nhưng không để lại dư lượng trong con vật mà đào thải qua đường tiêu hóa. Các enzym sinh ra trong quá trình tiêu hóa giúp vật nuôi khỏe mạnh, kháng lại các điều kiện khắc nghiệt.

Theo tính toán, một kg thức ăn khi phối trộn nguyên tố đất hiếm sẽ tăng giá thêm gần 200 đồng. Đây cũng là mức giá phổ biến ở những quốc gia ứng dụng vi lượng đất hiếm vào chăn nuôi, nông nghiệp. Nguyên tố này có thể sử dụng cho các loại vật nuôi khác nhau theo tỉ lệ phối trộn nhất định.

Thức ăn được sản xuất từ những nguyên liệu hữu cơ kết hợp với chế phẩm vi lượng đất hiếm không chất tạo mùi, không có chất tăng trọng. Cá lớn đạt theo biểu đồ tăng trưởng: cá chắc thịt, không bị phình bụng, không bị nhiều mỡ. Dự kiến sau khi kết thúc giai đoạn nuôi thử nghiệm tại Hà Nam, Atomfeed sẽ mở rộng mô hình nuôi cá rộng đến 4,5ha tại Thanh Trì, Hà Nội.

TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, ứng dụng vi lượng đất hiếm vào nông nghiệp đang thể hiện hiệu quả vượt trội và có nhiều tiềm năng. Hiện có bốn ngành mà năng lượng nguyên tử đang được ứng ụng gồm: y tế (chẩn đoán và điều trị ung thư), nông nghiệp (chiếu xạ, xuất khẩu, tạo giống cây trồng), công nghiệp (kiểm tra, đánh giá công trình) và tài nguyên môi trường.

Trên thế giới, nhiều nước đã ứng dụng đất hiếm trong trồng trọt và chăn nuôi khi tình trạng kháng kháng sinh ở vật nuôi lan rộng. Đến năm 2006, Thụy Điển cấp phép tạm thời sử dụng vi lượng đất hiếm trong thức ăn chăn nuôi. Qua quá trình dài nghiên cứu, thử nghiệm, đến năm 2020, châu Âu chính thức cấp phép cho vi lượng đất hiếm để sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

Minh Hiếu

Tin liên quan

Ứng dụng thiết bị lồng quay sinh học D-Vis trong xử lý nước thải sinh học có nồng độ Amoni (NH4+) CAO
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng thiết bị lồng quay sinh học D-Vis trong xử lý nước thải sinh học có nồng độ Amoni (NH4+) CAO

05/05/2025
Sóng Terahertz (Sóng tự sống) và tiềm năng trong điều trị bệnh không dùng thuốc
Khoa học - Công nghệ

Sóng Terahertz (Sóng tự sống) và tiềm năng trong điều trị bệnh không dùng thuốc

10/04/2025
Sóng Terahertz: Chìa khóa sinh học cho tuổi thọ vượt ngưỡng 120 tuổi
Khoa học - Công nghệ

Sóng Terahertz: Chìa khóa sinh học cho tuổi thọ vượt ngưỡng 120 tuổi

05/04/2025
Cần có định hướng cơ chế chính sách đột phá trong phát triển công nghệ xanh nâng tầm vị thế Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Khoa học - Công nghệ

Cần có định hướng cơ chế chính sách đột phá trong phát triển công nghệ xanh nâng tầm vị thế Việt Nam trong kỷ nguyên mới

31/03/2025
Giải pháp trị liệu bằng máy khí châm DR.T hỗ trợ cải thiện hệ bạch huyết
Khoa học - Công nghệ

Giải pháp trị liệu bằng máy khí châm DR.T hỗ trợ cải thiện hệ bạch huyết

27/02/2025

Bài nổi bật

covid-19-geral-new-618a471210d49

Hải Phòng: Cho phép F1 cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện

09/11/2021
3210-616fd68412d42

Mỹ thành công ghép thận lợn cho người

28/10/2021
Giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động

Giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động

28/10/2021

Duyệt theo thẻ

AI baomattroi baovemoitruong carbon congnghe congnghexanh doanhnghiep doanhnhan dotquy enzyme FDI gdp giaodcu gofttrinhgia gout hatphonnon ionam khoahoc kinhdoanh kynguyenmoi lucgiac moitruong namabank neroh ngocleninh nguồn lực nhoimaucotim nhân vật NSƯT Hồng Hạnh - Giám đốc Nhà hát nuoclucgiac nuocnangluongsongnuocneroh phamvinhquang quangtri Quạt ion âm Dr.D songterahertz suckhoe tin tức TS. Trịnh Xuân Đức tstrinhxuanduc Tết ungdungAI vietnam VitaminC viện SIIEE yhoc

Cơ quan chủ quản: VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG (SIIEE)

Viện trưởng: Tiến sĩ TRỊNH XUÂN ĐỨC

Chỉ đạo nội dung: Nhà văn CAO THÂM

Vận hành bởi TRUNG TÂM TÁC PHẨM MỚI

Giám đốc Truyền thông (SIIEE): TRẦN THỊ NHƯ PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 33, lô 2A,  đường Trung Yên 11, P. Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Email: vienkhoahocsiiee@gmail.com

Điện thoại: 0896 681 499 – 0983 585 466

Website đang làm thủ tục cấp phép, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên.

Không có kết quả
Hiện thị tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Lao động – Sáng Tạo
  • Khoa học – Công nghệ
  • Nhân vật
  • Thương hiệu
  • Văn Hóa – Xã Hội

Website hiện tại đang trong quá trình lập trình và chạy thử trên mạng internet