Sáng Tạo Mới
Advertisement
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Lao động – Sáng Tạo
  • Khoa học – Công nghệ
  • Nhân vật
  • Thương hiệu
  • Văn Hóa – Xã Hội
Không có kết quả
Hiện thị tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Lao động – Sáng Tạo
  • Khoa học – Công nghệ
  • Nhân vật
  • Thương hiệu
  • Văn Hóa – Xã Hội
Sáng Tạo Mới
Không có kết quả
Hiện thị tất cả kết quả
Trang chủ Lao động - Sáng Tạo

Phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên làm giàu

28/10/2021
tại Lao động - Sáng Tạo
0
Share on FacebookShare on Twitter

Những ý tưởng, dự án từ cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức đã cho thấy ngày càng có nhiều phụ nữ mạnh dạn, năng động, khởi nghiệp để vươn lên làm giàu chính đáng, tạo ra các sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương.

phunulamgiau-616902cd7bbe6

Tổ hợp tác xã trồng và cung ứng rau, củ, quả theo hướng an toàn sinh học của chị Bùi Thị Mích (Hòa Bình)

Huyện Đắk Tô (tỉnh Kon Tum) có tiềm năng lớn để phát triển dược liệu. Tuy nhiên, hầu hết các loài dược liệu chủ yếu được bán dưới dạng thô, chưa được chế biến sâu để tạo giá trị gia tăng.

Từ chỗ buôn bán các loại cây dược liệu thô ban đầu để mưu sinh, nhất là mặt hàng cây khổ qua rừng, chị Lương Thị Mỹ Huệ (thị trấn Đắk Tô) đã chuyển sang vừa thu mua vừa tự nghiên cứu các phương thức chế biến đa dạng sản phẩm từ những cây dược liệu rừng này.

Chị Huệ cho biết, đồng bào nơi đây chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp với việc phát nương làm rẫy, canh tác các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp và khai thác các lâm sản từ rừng. Do đó, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Dự án “Xây dựng chuỗi liên kết phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản phẩm OCOP đặc sản Kon Tum để phát triển kinh tế bền vững” được chị Lương Thị Mỹ Huệ triển khai tại huyện Đắk Tô, Kon Tum từ năm 2019. 

Dự án đã giúp chị em phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số tại Ngọc Tụ và Văn Lem – 2 xã đặc biệt khó khăn của huyện Đắk Tô – phát triển kinh tế, có sinh kế bền vững. Các chị em được hỗ trợ giống, kỹ thuật, ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra ổn định.

Hiện nay, doanh nghiệp của chị Huệ đang triển khai ký kết hợp đồng với 35 chị em để trồng 5 ha khổ qua rừng, 10 ha sâm dây Ngọc Linh, 5 ha nếp cái hoa vàng; trồng thí điểm các dược liệu khác như gừng sẻ, lạc tiên, khoai sâm… Từ đó, sản xuất ra các sản phẩm đặc sản Kon Tum đạt OCOP như: Trà khổ qua rừng, trà sâm dây Ngọc Linh, nếp cái hoa vàng… góp phần nâng cao giá trị của các loại dược liệu vùng Ngọc Linh, xây dựng và quảng bá đặc sản Kon Tum; đồng thời, giảm sự phụ thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số vào rừng, giảm tình trạng phát nương làm rẫy.

Cũng lọt vào vòng chung kết cuộc thi, dự án “Trồng và cung ứng rau, củ, quả theo hướng an toàn sinh học” của chị Bùi Thị Mích (Hòa Bình) là một mô hình mới, dành cho đối tượng đặc biệt.

Tổ hợp tác xã của chị Mích có 10 chị em phụ nữ yếu thế bị ảnh hưởng bởi HIV và 40 lao động trong gia đình của các thành viên. Họ đều có chung một mong muốn vượt lên chính mình để phát triển kinh tế gia đình và hòa nhập cộng đồng. 

Hiện nay, Tổ hợp tác xã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng rau an toàn bằng cách sử dụng men vi sinh ủ phân hoai mục để bón cây trồng và có hệ thống tưới nước thuận lợi, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật…

Với mục tiêu phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ theo hướng sinh học tại địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động, chị Bùi Thị Mích mong muốn Ban Tổ chức cuộc thi có thể hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng sinh học cũng như hỗ trợ kinh phí giúp cho phụ nữ yếu thế bị ảnh hưởng bởi HIV phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động, sinh hoạt với tổ chức hội và tái hòa nhập cộng đồng.

Phát huy nội lực và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế

Chính thức phát động từ trung tuần tháng 2/2021, đến nay, Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp lần thứ 4 với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP” đã thu hút 1.549 đề xuất dự án, ý tưởng tham gia.

Trong số này, lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, chế biến thực phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất (54%), tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 20%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 11%, công nghệ (sinh học, môi trường) chiếm 2%, các lĩnh vực khác chiếm 13%.

Điều đặc biệt ở cuộc thi lần này là trong tổng số 1.549 dự án dự thi, có tới 21% chủ thể là chị em phụ nữ hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng; phụ nữ khuyết tật chiếm 5%, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi HIV chiếm 1%; ngoài ra còn có 24 dự án của các em nữ sinh viên các trường đại học trên cả nước.

Ông Đặng Văn Cường, Trưởng Phòng Quản lý quốc gia Chương trình OCOP, Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thành viên Ban Giám khảo đánh giá Cuộc thi năm nay có số lượng ý tưởng, dự án đăng ký rất phong phú, đa dạng. Điểm đặc biệt nữa là chủ đề của cuộc thi năm nay gắn với Chương trình OCOP trong xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.

Bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: “Thông qua cuộc thi, chúng tôi muốn tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp để hỗ trợ và giúp chị em vươn lên thoát nghèo; giúp các chị em làm chủ được bản thân, kinh tế, gia đình, làm giàu chính đáng; đồng thời, qua các ý tưởng khởi nghiệp được hỗ trợ sẽ tạo tính lan tỏa tới các chị em phụ nữ cả nước”.

Hầu hết các dự án dự thi đều thể hiện đam mê, khát khao, tinh thần đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh doanh, đặc biệt các dự án khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của phụ nữ dân tộc thiểu số, người khuyết tật, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi HIV, phụ nữ hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng đã và đang phát huy nội lực và vai trò của nhóm phụ nữ đặc thù trong phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ban Tổ chức đã quyết định chuyển đổi sang trạng thái thích ứng an toàn, triển khai nhiều hoạt động đồng hành đưa tri thức số đến với phụ nữ khởi nghiệp, đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tổ chức đào tạo cho các tác giả dự án, ý tưởng và cuộc thi thuyết trình online cấp vùng.

“Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam muốn đưa ra thông điệp về khởi nghiệp không rào cản, không khoảng cách, không phân biệt đối tượng, vì vậy, các chị em hãy tự tin vượt qua rào cản, định kiến để đưa những ý tưởng trở thành hiện thực, khẳng định vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội hiện đại và đóng góp cho sự phát triển của địa phương, đất nước”, bà Đỗ Thị Thu Thảo chia sẻ. 

                                                                                                                               Theo Báo Chính phủ

 

Tin liên quan

Đột phá điểm nghẽn về nguồn nhân lực để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Lao động - Sáng Tạo

Đột phá điểm nghẽn về nguồn nhân lực để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

25/02/2025
Hệ sinh thái dưỡng lão JEDTOP CAPITAL mô hình năng động trong Câu lạc bộ Thế giới doanh nhân
Lao động - Sáng Tạo

Hệ sinh thái dưỡng lão JEDTOP CAPITAL mô hình năng động trong Câu lạc bộ Thế giới doanh nhân

16/08/2024
Phát triển hạ tầng giao thông quy mô lớn
Khoa học - Công nghệ

Phát triển hạ tầng giao thông quy mô lớn

02/08/2024
Người làng Xuân Đào ở Cư Dliê M’nông
Lao động - Sáng Tạo

Người làng Xuân Đào ở Cư Dliê M’nông

24/04/2023
Câu chuyện về chàng trai Ê Đê sống đẹp
Lao động - Sáng Tạo

Câu chuyện về chàng trai Ê Đê sống đẹp

21/03/2023

Bài nổi bật

Tiềm năng nâng cao tuổi thọ, chống ung thư và sự bất tử – Nguồn gốc từ enzyme

Tiềm năng nâng cao tuổi thọ, chống ung thư và sự bất tử – Nguồn gốc từ enzyme

29/04/2024
Câu chuyện về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt Nam

Câu chuyện về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản Việt Nam

28/10/2021
Triển khai đào tạo công nghệ số trong ngành du lịch

Triển khai đào tạo công nghệ số trong ngành du lịch

28/10/2021

Duyệt theo thẻ

AI baovemoitruong carbon cme congnghe congnghechatbandan congnghexanh doanhnghiep doanhnhan dotquy enzyme FDI gdp giapthin gout ionam ion âm khoahoc kinhdoanh kynguyenmoi lao động-sáng tạo lucgiac moitruong neroh ngocleninh nguồn lực nhân vật NSƯT Hồng Hạnh - Giám đốc Nhà hát nuoclucgiac nuocnangluongsongnuocneroh phamvinhquang songterahertz suckhoe tbtleduan THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DVIS tin tức TS. Trịnh Xuân Đức tsdinhminh tstrinhxuanduc tuoitho Tết ungdungAI vietnam viện SIIEE yhoc

Cơ quan chủ quản: VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ MÔI TRƯỜNG (SIIEE)

Viện trưởng: Tiến sĩ TRỊNH XUÂN ĐỨC

Chỉ đạo nội dung: Nhà văn CAO THÂM

Vận hành bởi TRUNG TÂM TÁC PHẨM MỚI

Giám đốc Truyền thông (SIIEE): TRẦN THỊ NHƯ PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 33, lô 2A,  đường Trung Yên 11, P. Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Email: vienkhoahocsiiee@gmail.com

Điện thoại: 0896 681 499 – 0983 585 466

Website đang làm thủ tục cấp phép, điều hành phi lợi nhuận bởi các tình nguyện viên.

Không có kết quả
Hiện thị tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Lao động – Sáng Tạo
  • Khoa học – Công nghệ
  • Nhân vật
  • Thương hiệu
  • Văn Hóa – Xã Hội

Website hiện tại đang trong quá trình lập trình và chạy thử trên mạng internet