STVN – Trải qua nhiều thế hệ, với sự khẳng định và kiến tạo những đóng góp cho nước nhà, gặp gỡ các nhà Khoa học: Ts. Trịnh Xuân Đức, Gs.Ts. Bs. Phạm Vinh Quang, Ts. Lương y Phùng Tuấn Giang ba con đường cùng chung chí hướng đóng góp và định hướng phát triển đất nước, Báo Sáng tạo mới xin trân trọng giới thiệu ba nhà khoa học tiêu biểu vì những cống hiến không mệt mỏi trong nghiên cứu vì một hành trình vì sức khỏe cộng đồng người Việt trên hành trình khám phá và phát triển y học nước nhà.
Câu chuyện bắt đầu từ phóng sự “Mỗi tuần một nhân vật” của kênh VTC10 (Đài truyền hình kỹ thuật số VTC) đến cơ duyên may mắn được gặp gỡ ba nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Thọ Xuân Đường – nhà thuốc gia truyền nhiều đời và nổi tiếng nhất Việt Nam.
Đặt bước chân đầu tiên vào Nhà thuốc Thọ Xuân Đường – cơ sở khám chữa bệnh của TS. Lương y Tiến sĩ Phùng Tuấn Giang, tôi choáng ngợp bởi không gian bài trí độc đáo, sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Nơi đây lưu giữ vô vàn loại thuốc đông nam dược quý cùng những cuốn sách y học cổ truyền cổ, đặc biệt tôi khá choáng ngợp với 2 củ sâm Ngọc Linh, 1 củ lớn nhất Thế giới với tuổi đời 156 năm tuổi và 1 củ sâm lớn nhất Việt Nam, cả 2 đã được Kỷ lục Guinness xác lập. Ngoài ra, không gian tại Thọ Xuân Đường đặc sắc như một “bảo tàng nhỏ” tràn ngập vẻ đẹp truyền thống, tinh hoa y học Việt Nam hòa lẫn với mùi thơm của thảo dược.
Trong phòng Sâm – là phòng tiếp khách lớn, ba nhà khoa học đang đàm đạo sôi nổi về chuyên môn và các lĩnh vực khác nhau trên bàn trà cổ. Được biết đây là không gian ba nhà khoa học thường dành thời gian lui tới họp bàn và trò chuyện. đôi lúc là cả tranh luận … song tất cả đều hướng về mục đích chung, đó là vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng và “con đường đi tới” cho đông nam dược Việt Nam.
Điều đặc sắc, mỗi nhà khoa học lại đại diện cho một lĩnh vực chuyên môn khác nhau nhưng tựu chung tạo nên bức tranh phong phú, đa dạng về hành trình chăm sóc sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và giảm nỗi đau bệnh tật.
Với TS. Lương y Phùng Tuấn Giang – vị “thuyền trưởng” tài ba đời thứ 16 của Nhà thuốc nổi tiếng Thọ Xuân Đường, ông được truyền lại bí quyết của nhiều bài thuốc quý chữa cho các vị vua chúa lưu truyền từ 3 Ngư y triều đình ở các thế kỷ trước, cùng với những nghiên cứu mới nhất trong các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp tỉnh… được ứng dụng trong điều trị đã cứu chữa thành công cho hàng ngàn bệnh nhân trong và ngoài nước, do đó khẳng định vị thế của y học cổ truyền trong thời đại mới.
Với GS.TS.NS.BS.CKII Phạm Vinh Quang – “nhà thông thái” về khả năng tự chữa lành cơ thể – chia sẻ những kiến thức sâu sắc về cơ chế tự phục hồi kỳ diệu của con người. Ông truyền cảm hứng về sức mạnh nội tại tiềm ẩn, khơi dậy niềm tin vào khả năng tự chữa lành của mỗi cá nhân.
Còn với Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức – “nhà tiên phong” trong lĩnh vực y học lượng tử – giới thiệu những nghiên cứu độc đáo về các thiết bị chữa bệnh cấp phân tử. Ông mở ra cánh cửa cho tương lai y học, hứa hẹn mang đến những phương pháp điều trị hiệu quả và ít xâm lấn hơn.
Hành trình khám phá thế giới y học cùng ba nhà khoa học này không chỉ mang đến những kiến thức bổ ích mà còn khơi dậy niềm đam mê học hỏi, thôi thúc mỗi cá nhân chung tay góp sức vào sự phát triển của đông nam dược Việt Nam.
“Bách khoa toàn thư sống” – Cựu trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện 103
GS.TS.NS.BS.CKII Phạm Vinh Quang – một tên gọi không chỉ là sự kết hợp của các chữ cái biểu thị học vị và chuyên môn, mà còn là biểu tượng của một thầy thuốc uyên thâm, tấm lòng nhân ái. Sinh ra vào năm 1956 tại Hà Nội, ông đã gắn bó với y học từ những năm đầu thanh xuân. Với danh hiệu Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II, ông không chỉ là một bác sĩ nổi tiếng mà còn là một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực Tim mạch, Nội tiết và Ung bướu. Những năm đầu sự nghiệp của ông, từ khi tốt nghiệp lớp bác sĩ đa khoa và bác sĩ nội trú tại trường Đại học Quân y – Học viện Quân y, ông đã dành trọn tâm huyết cho sự phát triển y học với vai trò Chủ nhiệm bộ môn – Khoa phẫu thuật lồng ngực tại Bệnh viện 103 – Học viện Quân Y. Giáo sư Phạm Vinh Quang, không chỉ là một nhà khoa học xuất sắc mà còn là một nhà giáo dục kiệt xuất, một bác sĩ uyên thâm và một tấm gương sáng cho thế hệ tr. Nhìn lại quá trình học tập và nghiên cứu của Giáo sư Phạm Vinh Quang, chúng ta không thể không kinh ngạc trước sự kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ. Năm 1996, ông vinh dự nhận được bằng Tiến sĩ tại Cộng hòa Dân chủ Đức, một bước quan trọng khẳng định uyên thâm và kiến thức sâu rộng của mình. Sau đó, vào năm 2002, ông được công nhận là Phó Giáo sư chuyên ngành Ngoại khoa, một danh hiệu mà không phải ai cũng có thể đạt được. Đỉnh cao của sự nghiệp vào năm 2010, Giáo sư Phạm Vinh Quang chính thức được công nhận là Giáo sư chuyên ngành Ngoại khoa, điều này là minh chứng rõ ràng cho sự xuất sắc và đóng góp của ông trong lĩnh vực y học. Tuy nhiên, thành tựu của Giáo sư Phạm Vinh Quang không chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân mà còn lan tỏa và góp phần vào sự phát triển của khoa học. Với 46 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế, ông đã làm rạng danh tên tuổi của mình trong giới học thuật. Đồng thời, việc làm chủ nhiệm và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và quốc tế đã chứng minh sự tận tâm và động viên của ông trong việc đưa khoa học y tế Việt Nam vươn tầm thế giới.
Góp phần vào sự nghiệp giáo dục, việc hướng dẫn bảo vệ thành công 9 luận án Tiến sĩ, 20 luận án Thạc sĩ và luận án chuyên khoa cấp II đã là minh chứng cho vai trò quan trọng của ông trong việc đào tạo và phát triển thế hệ trẻ người y.
Giáo sư, Bác sĩ Phạm Vinh Quang (mặc quân phục) và Ts. Trịnh Xuân Đức
Lương y Phùng Tuấn Giang – Vị lương y có hiếu, có tâm và có tầm nhìn thời đại
Sinh ra ở vùng đất Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội, nơi họ Phùng nức tiếng về nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người, Phùng Tuấn Giang ngay từ thuở nhỏ đã cùng ông nội là thầy thuốc Đông y Phùng Đức Hậu, cha là lương y Phùng Đức Đỗ đi khắp đây đó tìm mua cây thuốc Nam và bắt mạch kê đơn cho người bệnh. Rồi như cái duyên tiền định, ông học nghề y nối tiếp nghề chữa bệnh cứu người của gia đình. Ông là truyền nhân đời thứ 16 của nhà thuốc Thọ Xuân Đường, nhà thuốc gia truyền có lịch sử nhiều đời nhất Việt Nam.
Hiện nay, ông còn là chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam, chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Tổ chức quốc tế Chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam. Ông quan tâm đến các hoạt động của y học cổ truyền nước nhà và là một trong những người tích cực vận động thành lập Hội Nam y Việt Nam và hoạt động thường xuyên trong Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.
Lương y Phùng Tuấn Giang đã chữa bệnh cho hơn 4000 bệnh nhân trên thế giới bằng Nam y, góp phần đưa Nam y vươn tầm thế giới. Ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý trong và ngoài nước, bao gồm Bằng chứng nhận “Người chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân ở các nước trên thế giới bằng Nam y Việt Nam” của Tổ chức kỷ lục châu Á, Giải thưởng cá nhân xuất sắc toàn cầu và Giải thưởng sức khỏe và nhân văn toàn cầu tại Ấn Độ, “Đĩa vàng khoa học sáng tạo thế giới” do Viện Hàn lâm Khoa học Sáng tạo thế giới trao tặng, danh hiệu “Lương y Việt Nam làm theo lời Bác” và “Trái tim vì sức khỏe người Việt” do Bộ trưởng Bộ Y tế trao tặng…
Ông có công lớn trong việc bảo tồn và phát triển y học cổ truyền Việt Nam, đặc biệt là sâm Ngọc Linh. TS. Lương y Phùng Tuấn Giang luôn tâm huyết với nghề y, luôn nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Ông hướng đến việc nuôi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ và nối tiếp “nghề nhà, nghiệp tổ” cho thế hệ sau.
Bên cạnh đó, với trách nhiệm của một thầy thuốc, ông thường xuyên quan tâm đến công tác an sinh xã hội bằng các hoạt động từ thiện hàng năm như: Khám miễn phí cho các gia đình chính sách, người già không nơi nương tựa; giảm giá cho các bệnh nhân nghèo tại phòng khám; tặng xe lăn, quà và tiền mặt cho trẻ em tàn tật cơ nhỡ,…
Mới đây, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang đã vinh dự đón nhận Đĩa vàng Cống hiến do Viện Kỷ lục Thế giới (WorldMark) trực thuộc Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) trao tặng. Đĩa vàng Cống hiến nhằm ghi nhận và vinh danh những đóng góp, cống hiến của Ông trong lĩnh vực nghiên cứu Y dược Cổ truyền Việt Nam và sự phát triển của cộng đồng Kỷ lục gia toàn cầu.
Hội đồng Xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng Đĩa vàng Cống hiến và huy hiệu từ Viện Kỷ lục Thế giới (WorldMark) đến Kỷ lục gia, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang – Lễ kỷ niệm 370 năm truyền thống Thọ Xuân Đường.
Tiến sĩ, Viện trưởng Trịnh Xuân Đức – “Cha đẻ” của những bằng sáng chế
Hiện nay, ông là Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE), một trong số ít người Việt trong giới khoa học đương đại được nhắc đến trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Để đạt được những thành tựu như hiện nay, ông đã trải qua một quá trình học tập và nghiên cứu với nhiều thành tựu đáng nể. Năm 1994, ông tốt nghiệp Đại học Xây dựng với tấm bằng kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường. Đến năm 2010, ông nhận bằng thạc sĩ tại AIT chuyên ngành quản lý và kỹ thuật môi trường tại Thái Lan. Năm 2018, sau 5 năm học tập nghiên cứu sinh tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ông nhận được bằng Tiến sĩ kỹ thuật chuyên ngành kỹ thuật môi trường.
Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức (đứng ở giữa)
Sau khi hoàn thành học tập và nghiên cứu, ông bắt đầu công việc với vai trò là một nhà nghiên cứu về nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển các công nghệ xử lý nước sạch và nước thải như DHK, DHY, DHT, DVIS,… Ông cũng đã tham gia vào việc nghiên cứu và ứng dụng enzyme vào các sản phẩm tẩy rửa gia dụng và mỹ phẩm. Kết quả là bộ sách enzyme dành cho mọi nhà với 4 tập hơn 1000 trang, chia sẻ những bí mật và lợi ích của enzyme trong đời sống hàng ngày, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt.
Đề tài nghiên cứu nổi tiếng của ông về mô hình 5C+ bao gồm nước năng lượng sống NeroH, Vitamin không khí ion âm Dr.D, mỹ phẩm, chất tẩy rửa enzyme sinh học, máy khí châm trị liệu Dr.T công nghệ lượng tử. Đồng thời là người sáng tạo ra bộ môn Thiền Dr.Enzyme và bộ dưỡng sinh Vô cực thiền công, mục tiêu giúp người Việt nâng cao thể lực và trí lực thông qua việc hấp thụ năng lượng tự nhiên. Điểm đặc biệt đánh dấu sự khác biệt trong “tư duy phong thủy”, ông nghiên cứu và phát triển một bộ môn khoa học về “Phong thuỷ hiện đại,” mở ra nhiều bí mật khoa học mới và loại bỏ những yếu tố mê tín dị đoan trong phong thủy truyền thống. Để nói về những thành tựu và bằng sáng chế của nhà khoa học này, có thể dành ít nhất 1 tuần không biết mệt mỏi hoặc nửa căn phòng để lấp đầy số lượng bằng vinh danh khen thưởng và sáng chế.
Cuộc gặp gỡ với ba nhà khoa học thuộc hai thế hệ khác nhau tại Thọ Xuân Đường không chỉ mang đến những kiến thức quý báu về y học cổ truyền và hiện đại mà còn khơi dậy niềm đam mê học hỏi và cảm hứng đóng góp vào sự phát triển của nền y học Việt Nam. Với những cống hiến to lớn và tinh thần nhiệt huyết, GS.TS.NS.BSCKII Phạm Vinh Quang, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang, và Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức đã trở thành những người bạn trong đơiì sống, những người đồng đội trong công việc và những tấm gương sáng minh chứng cho sức mạnh của tri thức và lòng tận tâm trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Họ không chỉ là biểu tượng của sự uyên thâm mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho các thế hệ trẻ trên hành trình khám phá và phát triển y học nước nhà.